Lịch sử Cây khế (truyện)

Tại Việt Nam, cho tới thời điểm 2020 vẫn chưa tìm ra thư tịch Hán Nôm nào chép truyện Cây khế. Cứ liệu sớm nhất và cũng phổ thông nhất nhắc đến truyền thuyết này là đoản thiên Phượng hoàng đậu cây khế, trong quyển thượng Truyện cổ nước Nam, do tác giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc san hành tại Hà Nội năm 1932.

Mãi tới thập niên 1960, trong quá trình tầm khảo cho bộ sách Kho tàng cổ tích Việt Nam (gồm thần tích, đồng thoại, tục ngữ, ca dao, ...), tác giả Nguyễn Đổng Chi mới liệt kê thêm năm dị bản tương đối độc lập với truyện Ôn Như.

Nhưng tựu trung, nhóm huyền tích này đều tuân thủ chủ đề "ơn đền oán trả", thi pháp áp dụng nguyên lý vàng quan hệ tam giác. Mà trong đó, chi tiết "ăn khế trả vàng" (hay lời hứa long trọng) nằm ở vị trí trọng tâm sự tương hỗ này, các chủ thể ABC đối thoại với nhau bằng nguyên tắc ấy.

Anh [B] ──────✧────── Thần điểu [A] ──────✧────── Em [C]

Cuối thập niên 1970, trong nỗ lực thống nhất sách giáo khoa đôi miền, nhóm chuyên viên Bộ Giáo Dục đã tiến hành "ghép" hai văn bản (bấy giờ được nhận định là có thi pháp dễ hiểu nhất với lứa tuổi học trò) Ôn Như và Đổng Chi thành huyền tích thứ bảy. Tự bấy tới nay, đây được coi là bản truyện chính thức và phổ thông nhất trong tiềm thức người Việt Nam hiện đại.